Cách Xử Lý Hữu Hiệu Của HLV Khi Buồn Nôn Trong Lúc Tập

Cách Xử Lý Hữu Hiệu Của HLV Khi Buồn Nôn Trong Lúc Tập

Tập luyện thể hình là cách để bạn tăng cường sức khỏe nhưng giai đoạn đầu khi mới bắt đầu lại xảy ra trường hợp buồn nôn khi tập tạ?

Tập sai động tác, không đúng phương pháp, thiếu kỹ thuật, ảnh hưởng xấu bởi chế độ ăn là một trong những nguyên nhân khiến bạn gặp chấn thương và đôi khi là buồn nôn.

Chỉ cần tìm hiểu nguyên nhân và khắc phục chúng thì bạn sẽ không phải gặp bất kỳ vấn đề gì trong tương lai.

Buồn nôn khi tập gym có gây nguy hiểm không?

Cảm giác buồn nôn có thể đến trước, trong và sau khi tập gym.

Nhưng đây chỉ là phản ứng bình thường khi cơ thể chưa kịp làm quen với chế độ tập luyện hoặc đơn giản chỉ là do bạn đã ăn uống quá mức trước khi tập, cơ thể chưa kịp hấp thụ và gặp quá nhiều phản ứng tác động dẫn đến buồn nôn.

Với một số trường hợp thì phản ứng này chỉ có tính chất tạm thời, song nó cũng có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm cho cơ thể.

Để biết chính xác, bạn có thể tìm đến bác sĩ hoặc chuyên gia y tế và xin lời khuyên.

Tuy nhiên, phần lớn buồn nôn khi tập gym là do thói quen ăn uống, sinh hoạt và tập luyện chưa hợp lý.

Xem thêm Các Chất Dinh Dưỡng Tốt Cho Cơ Bắp Gymer Không Thể Bỏ Qua

Buồn nôn là phản ứng bình thường khi tập gym

Buồn nôn là phản ứng bình thường khi tập gym

Nguyên nhân dẫn đến buồn nôn khi tập thể hình

Buồn nôn có thể xảy ra trong và sau quá trình luyện tập. Với một số trường hợp thì phản ứng buồn nôn chỉ có tính chất tạm thời, song cũng có thể là nguy hiểm. Nguyên nhân cụ thể của tình trạng này có thể kể đến như:

  • Chế độ ăn: Theo nghiên cứu, tập thể dục với thức ăn không tiêu có thể gây suy tiêu hóa. Tương tự như vậy, khi dạ dày rỗng cũng có thể dẫn đến cảm giác buồn nôn.
  • Hydrat hóa: thông thường, cơ thể sản sinh ra mồ hôi khi tập luyện, đó là cách giúp làm mát nhiệt độ cơ thể. Theo đó, các chất điện giải như natri và kali cũng được bài tiết cùng chất lỏng ra khỏi cơ thể. Sự tụt giảm chất lỏng và chất điện giải có thể dẫn tới buồn nôn.
  • Hạ đường huyết: Việc tập luyện với cường độ mạnh hoặc kéo dài có thể khiến cơ thể sử dụng hết năng lượng dự trữ của cơ thể dẫn tới hạ đường huyết, được biểu hiện bằng các triệu chứng như buồn nôn, chóng mặt, nhức đầu và kiệt sức.
  • Cố gắng quá sức: Việc ép cơ thể vượt quá sức chịu đựng có thể gây buồn nôn. Cố gắng quá sức khi nâng vật nặng, thực hiện các bài tập khi cơ thể chưa quen.

Xem thêm Cách Xử Lý Hữu Hiệu Của HLV Khi Buồn Nôn Trong Lúc Tập

Tập luyện kéo dài có thể khiến cơ thể sử dụng hết năng lượng

Tập luyện kéo dài có thể khiến cơ thể sử dụng hết năng lượng

Ngăn ngừa triệu chứng buồn nôn khi tập

Đừng nhắm mắt khi tập luyện

Khi gập bụng, yoga hay nâng tạ, mọi người thường có xu hướng nhắm mắt và tập trung vào động tác.

Hãy bỏ ngay thói quen đó, mở mắt và tập trung vào đường chân trời để cơ thể có thể hiểu rõ hơn về chuyển động nhé.

Hít thở chậm và đều đặn trong quá trình tập tạ

Kiểm soát hơi thở là cách tốt nhất để giảm huyết áp. Chính vì huyết áp tăng mạnh mà khiến bạn có cảm giác buồn nôn, thậm chí là gây nôn, đặc biệt là lúc nâng tạ.

Nâng tạ nặng có thể gây tăng huyết áp cực độ. Điều quan trọng là thở khi bạn nâng và tránh làm quá nhiều cùng một lúc.

Xem thêm Những Bài Tập Giúp Cơ Vai Nở Rộng Dành Riêng Cho Nam Giới

Giảm uốn cong

Nếu bạn hít vào một hơi thở lớn và cúi xuống, dạ dày có thể có cảm giác quá no và gây buồn nôn.

Hãy cho cơ thể nghỉ ngơi một lúc bằng cách ngồi xổm thay vì uốn cong, nếu bạn đang thở mạnh nhé.

Giảm cường độ tập luyện của bạn, nếu bạn đang ở nhịp tim tối đa

Quá sức thường dẫn đến nôn mửa do tập gym. Hãy ngăn chặn ngay điều này bằng cách tăng dần các bài tập để bạn giữ được từ 70 đến 85 phần trăm nhịp tim tối đa.

Xem thêm Muốn Eo Thon Dáng Gọn, Tìm Đến Kickfit – “Vua Giảm Mỡ Bụng”

Quá sức thường dẫn đến nôn mửa do tập gym

Quá sức thường dẫn đến nôn mửa do tập gym

Lời khuyên cho người tập gym tránh các tình huống xấu cho sức khỏe

Tốt nhất có thể, bạn nên tham khảo những chương trình luyện tập khoa học từ huấn luyện viên hoặc để chọn được một chế độ luyện tập phù hợp cho mình. Đừng mắc sai lầm về dinh dưỡng khi tập thể hình:

  • Ăn nhiều: calo thừa sẽ được dự trữ dưới dạng chất béo, không tốt cho quá trình tập luyện và tăng cường cơ bắp.
  • Ăn ít: không thể xây dựng cơ bắp nếu chế độ ăn uống nghèo nàn dinh dưỡng.
  • Thiếu hụt và thừa protein: Chất đạm giúp tái tạo và xây dựng cơ bắp. Chế độ ăn ít đạm không thể tạo nên thành công cho cơ thể săn chắc. Tuy nhiên cần cảnh giác, nếu ăn nhiều chất đạm cũng không phải là giải pháp tốt.
  • Quá nhiều chất béo và đường: chất béo khó tiêu hóa nhưng lại dễ lưu trữ trong cơ thể, trong khi đó lượng đường thừa có thể dễ dàng chuyển đổi thành chất béo
  • Không uống đủ nước: cơ thể bị mất nước tạm thời dẫn đến buồn nôn.

Xem thêm Tập Cardio Và Những Điều Thú Vị, Mới Mẻ Mà Bạn Chưa Biết Đến

Khi chúng ta có phản ứng tiêu cực với các bài tập, nó có thể làm giảm ham muốn tập luyện của chúng ta, và nếu nó khiến chúng ta phải dừng lại.

Nếu cơn buồn nôn của bạn đặc biệt dữ dội hoặc không biến mất sau khi áp dụng những cách trên, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Đến CLB S’Life Gym tập luyện để thay đổi bản thân, sức khỏe và vóc dáng ngay hôm nay nhé!